NỘI DUNG
I. Khái quát chung về HTX và thành viên HTX
theo pháp luật hiện hành
Trước hết, cần nắm rõ khái niệm của HTX, từ
đó mới có được cái nhìn chính xác về thành viên của loại tổ chức này. Theo định
nghĩa được đưa ra tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành
viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” Qua
định nghĩa này, thấy được một số đặc điểm nổi bật của HTX, đó là HTX cũng là một
tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và các thành viên tham gia HTX được
bình đẳng đồng thời chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của
mình.
Là thành viên của một tổ chức kinh tế,
thành viên HTX là những người, những tổ chức trực tiếp góp vốn, góp sức lao động
vào HTX. HTX có tối thiểu 07 thành viên, thành viên đó có thể là cá nhân, hộ
gia đình và pháp nhân. Nội dung cơ bản của quy chế thành viên HTX hiện nay được
ghi nhận trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp
tác xã, ngoài ra 1 số quy định khác còn nằm ở các văn bản pháp luật khác có
liên quan như Bộ luật dân sự 2015, … . Để
tìm hiểu chi tiết về quy chế thành viên HTX, chúng ta tìm hiểu dựa trên 3 vấn đề
chính sau: Xác lập tư cách thành viên HTX; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành
viên HTX; Chấm dứt tư cách thành viên HTX.
II. Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định
pháp luật hiện hành
1.
Xác lập
tư cách thành viên HTX
1.1.
Điều kiện
chung của thành viên HTX
Theo
Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân Việt Nam
có nhu cầu tham gia vào HTX để hợp tác với các thành viên và sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của hợp tác xã phải viết đơn xin gia nhập, tán thành điều lệ HTX và tiến
hành góp vốn vào HTX. Như vậy, kể từ thời điểm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
Việt Nam được HTX chấp thuận gia nhập và tiến hành góp vốn vào HTX thì tư cách
thành viên của chủ thể này được xác lập. Thành viên HTX không được góp vốn quá
20% vốn điều lệ của HTX.[1]
Thời
hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn
góp đủ vốn của thành viên không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày HTX, liên hiệp
HTX được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. Khi góp đủ vốn,
thành viên được HTX cấp giấy chứng nhận vốn góp.
Ngoài
ra, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; cũng
như việc hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường
hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác. Quy định này đã
góp phần đảm bảo nguyên tắc tắc tự nguyện cho các thành viên khi tham gia HTX.
1.2.
Điều kiện
đối với từng loại thành viên HTX
a.
Đối với
thành viên là cá nhân
Ngoài
những điều kiện chung đối với mọi loại thành viên HTX như đã nêu phía trên, theo
Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 thì cá nhân muốn trở thành thành viên hợp
tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau: là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài
cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.
Như
vậy, quy định này vẫn giữ giới hạn về độ tuổi nhưng đã xoá bỏ giới hạn về quốc
tịch đối với những người muốn gia nhập HTX. Do đó, để trở thành thành viên HTX
thì cá nhân là công dân Việt Nam cần có đủ các điều kiện về tuổi tác (từ 18 tuổi
trở lên), phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với cá nhân là người nước
ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì có quy định chi tiết hơn tại Điều 4. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác
xã đối với cá nhân là người nước ngoài của Nghị định 193/2013/NĐ-CP như
sau:
“Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều
13 Luật Hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt
Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước
ngoài.
3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ
sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp
tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề
đó.
4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.”
Việc
mở rộng cơ bản đối tượng có thể trở thành thành viên của Hợp tác xã theo pháp
luật hiện hành so với trước đây là hoàn toàn phù hợp nguyên tắc “kết nạp rộng
rãi” của HTX, và phù hợp với thực tế xu hướng thị trường hàng hoá, lao động
ngày càng đa dạng trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay ở nước ta.
Còn
2 loại cá nhân cũng có thể là đối tượng trở thành thành viên HTX đó là công chức
và viên chức. Tuy nhiên, 2 đối tượng này luôn bị hạn chế và chịu sự quản lý
nghiêm ngặt bởi các quy định của pháp luật về việc hạn chế quyền kinh doanh và
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định này được quy định tại
nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Hợp tác xã 2003, Luật Doanh nghiệp
2014, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, Luật cán bộ, công chức 2008, Luật Viên
chức 2010, …. Theo như quy định tại các văn bản đó, thì công chức và viên chức
vẫn có thể tham gia vào HTX với vai trò góp vốn, chứ không được tham gia vào
các hoạt động quản lý, điều hành.[2]
b.
Đối với
thành viên là hộ gia đình
Hộ
gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự cũng là đối
tượng có thể trở thành thành viên của HTX. Theo các quy định tại Chương VI của
Bộ luật dân sự 2015, mặc dù không đưa ra cụ thể khái niệm về Hộ gia đình, tuy
nhiên qua đó có thể thấy Hộ gia đình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân
sự thì phải có 1 số đặc điểm đó là: có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
tham gia hoạt động kinh tế, có người đại diện hợp pháp được gọi là chủ hộ (có
thể là cha, mẹ, hoặc thành viên khác trong gia đình). Nếu hộ gia đình đáp ứng đầy
đủ các đặc điểm nêu trên và các điều kiện chung như đã nêu ở phần trên thì hoàn
toàn có thể gia nhập hợp tác xã với tư cách thành viên.
c.
Đối với
thành viên là pháp nhân
Pháp
nhân là một tổ chức có đủ điều kiện được quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015,
được phép tham gia HTX khi đáp ứng thêm được các điều kiện được nêu tại Điều 3.
Điều kiện trở thành thành viên của hợp
tác xã đối với pháp nhân Việt Nam của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Pháp nhân Việt
Nam theo quy định của Bộ luật Dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác
và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX.
2. Pháp nhân Việt
Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ
của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân đó.
3. Người đại diện
của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
4. Góp vốn theo
quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
5. Các điều kiện
khác do điều lệ hợp tác xã quy định.”
Như vậy, những pháp nhân Việt Nam đáp ứng đầy đủ những điều kiện
trên thì hoàn toàn có thể tham gia vào HTX với tư cách thành viên giống như các
đối tượng khác. Tuy nhiên, pháp nhân là các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân thì không được sử dụng tài sản của
Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã.
2.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên HTX
Quyền và nghĩa vụ của thành viên HTX được
quy định lần lượt tại Điều 14 và Điều 15 của Luật Hợp tác xã 2012. Vì các quy định
này còn xen lẫn áp dụng đối với hợp tác xã thành viên (HTX là thành viên trong
các liên hiệp HTX) nên để rõ ràng hơn thì có thể phân chia các quyền và nghĩa vụ
đã được ghi nhận của thành viên HTX thành các nhóm như sau:
- Về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do
HTX cung ứng
Nhu
cầu chung sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của HTX là 1 trong các điều kiện cơ bản
để trở thành thành viên của HTX, do đó vấn đề này cùng được quy định tại Khoản
1 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 để vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của thành viên
tham gia HTX. Khi đó, các thành viên HTX vừa có quyền sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ do HTX cung ứng theo hợp đồng dịch vụ, vừa có nghĩa vụ giữ vững những sự hỗ
trợ giữa các thành viên và đảm bảo cho hoạt động của HTX.
- Về vấn đề góp vốn
Thành
viên HTX có nghĩa vụ góp vốn và đúng thời hạn số vốn đã cam kết góp, hạn góp vốn
không quá 06 tháng kể từ ngày HTX được cấp giấy đăng ký hoặc kể từ ngày được kết
nạp, khi góp đủ vốn thì được cấp giấy chứng nhận vốn góp.[3]
Thành viên cũng có quyền được trả lại vốn góp khi ra khỏi HTX.[4]
- Về quản lý HTX
Quyền
tham gia quản lý của các thành viên HTX là bình đẳng. Thành viên được tham dự
(hoặc bầu đại biểu tham dự) đại hội thành viên HTX, ứng cử hoặc đề cử các thành
viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác
được bầu của HTX, liên hiệp HTX. Việc thông qua các quyết định của HTX là dựa
trên nguyên tắc đa số thành viên biểu quyết (tỷ lệ cụ thể theo quy định tại Điều
34 Luật Hợp tác xã và điều lệ của HTX). Mỗi thành viên HTX hoặc đại biểu thành
viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có
giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên
HTX hoặc đại biểu thành viên.
Ngoài
ra, thành viên HTX có quyền kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, ban giám đốc
(tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của
HTX, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm
soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật HTX và
điều lệ.[5]
- Về việc phân phối thu nhập
Thành
viên HTX được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sản phẩm, dịch vụ của
thành viên hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc
làm; phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy
định).[6]
Như
vậy, để có quyền được phân phối thu nhập, các thành viên có nghĩa vụ phải đóng
góp sức lao động của mình vào hoạt động chung của HTX nên vấn đề này vừa là quyền,
vừa là nghĩa vụ của các thành viên.
- Về trách nhiệm tài sản
Thành
viên HTX có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của
HTX, liên hiệp HTX trong phạm vi vốn góp vào HTX, liên hiệp HTX.[7]
- Một số quyền và nghĩa vụ khác
Ngoài
các quyền và nghĩa vụ nêu trên, thành viên HTX còn được thông tin về hoạt động
của HTX, được đào tạo, bồi dưỡng, được hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, được
chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, …
Đồng
thời, thành viên HTX cũng phải tuân thủ chặt chữ các quy định tại điều lệ, quy
chế của HTX mà mình là thành viên.
3.
Chấm dứt
tư cách thành viên HTX
Chấm
dứt tư cách thành viên HTX là việc chấm dứt mối quan hệ giữa một thành viên và
HTX, đồng thời chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với cả hai bên. Tại Khoản 1
Điều 16 Luật HTX 2012 có quy định 07 trường hợp làm chấm dứt tư cách thành viên
HTX, cụ thể như sau:
Thứ
nhất, thành
viên là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Trong
trường hợp này, nếu thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ
điều kiện theo quy định và Điều lệ, tự nguyện tham gia HTX thì trở thành thành
viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham
gia HTX thì đươc hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu thành viên là
cá nhân bị Toà án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý taì sản của
người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vốn góp của thành
viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc
bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho HTX thì vốn góp đó được
đưa vào tài sản không chia của HTX.
Thứ
hai, thành viên là hộ gia
đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên
là pháp nhân bị giải thể, phá sản.
Hộ
gia đình muốn tham gia vào HTX mà không có người đại diện hợp pháp thì đương
nhiên sẽ không đủ điều kiện cơ bản để gia nhập HTX, điều này cũng phù hợp với
quy định về hộ gia đình khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự của Bộ luật
dân sự. Còn đối với thành viên là pháp nhân mà bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
giải thể, phá sản thì đương nhiên đối tượng là thành viên HTX trước đó cũng
không còn nữa, việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Thứ ba, hợp tác xã bị giải thể, phá sản.
Cá nhân, pháp nhân và hộ gia đình chỉ có thể tham gia HTX với
tư cách thành viên khi HTX còn tồn tại và hoạt động, khi HTX không còn nữa thì
đương nhiên tư cách thành viên cũng không còn.
Ở trường hợp này, theo các quy định của Luật HTX thì sau khi
thanh toán xong các chi phí theo quy định, khoản nợ và nghĩa vụ tài chính, giá
trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số
vốn điều lệ. Điều này là hoàn toàn hợp lý và bình đẳng.
Thứ tư, thành viên tự nguyện ra khỏi HTX.
Các đối tượng có thể trở thành thành viên HTX khi gia nhập
HTX là hoàn toàn tự nguyện, do đó họ cũng có thể tự nguyện ra khỏi HTX dựa trên
mong muốn và nhu cầu cá nhân của mình. Khi chấm dứt tư cách thành viên và ra khỏi
HTX, họ sẽ được trả lại phần vốn đã góp.
Thứ năm, thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ.
Thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp
này khi có những vi phạm pháp luật hoặc vi phạm điều lệ nghiêm trọng dẫn đến việc
bị khai trừ khỏi HTX. Khi đó, thành viên HTX bị khai trừ vẫn được trả lại phần
vốn đã góp và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ theo quy định.
Thứ sáu, thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian
liên tục quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với HTX tạo việc làm,
thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ
nhưng không quá 02 năm.
Theo Luật HTX 2012 thì HTX không còn hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp như quy định của Luật HTX 2003 trước đây, do đó việc sử dụng sản
phẩm, dịch vụ do HTX cung ứng và lao động trong HTX tạo việc làm vừa là quyền vừa
là nghĩa vụ của thành viên HTX mới được đưa lên hàng đầu. Khi các thành viên
không tuân thủ các nghĩa vụ đó và thực hiện quyền của mình thì đương nhiên sẽ bị
mất tư cách thành viên HTX.
Thứ bảy, tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không góp vốn
hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ.
Để tham gia một tổ chức kinh tế độc lập như HTX thì nghĩa vụ
của các thành viên là phải góp vốn và góp vốn đủ, đúng hạn. Nếu không thực hiện
nghĩa vụ đó thì dù đã cam kết góp vốn, thành viên vẫn bị chấm dứt tư cách thành
viên theo quy định.
Ngoài ra, điều lệ HTX cũng có thể quy định thêm những trường
hợp làm chấm dứt tư cách thành viên khác.
III.
Thực tiễn áp dụng quy chế thành viên HTX theo pháp luật hiện
hành
1.
Hiện trạng về thành viên và hoạt động của HTX
Hiện
nay cả nước có hơn 7,3 triệu thành viên hợp tác xã, trong đó có khoảng gần 6,7
triệu hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng
45% trên tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn, trung bình là 615 thành viên/hợp
tác xã. Giá trị sản xuất, kinh doanh khoảng 1,0 tỷ đồng/HTX. Lợi nhuận bình
quân khoảng 200 triệu đồng/hợp tác xã/năm; thu nhập bình quân của các thành
viên và người lao động ước đạt trên dưới 1,0 triệu đồng/người/tháng. Đa số các
hợp tác xã nông nghiệp hiện nay thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt ở nông thôn (thấp nhất là 3 và nhiều nhất là 16 dịch vụ),
bao gồm: Cung ứng các dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, phân bón, tưới tiêu
...), bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quản lý và khai thác cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu
tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đổi
mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện
liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của hợp
tác xã, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác
cho các hộ gia đình thành viên. Tuy nhiên, có tới 480 hợp tác xã hoạt động
không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập, và vẫn còn 950 hợp tác xã hoạt động
không hiệu quả phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vẫn chưa được giải
thể (chiếm 8,7% số hợp tác xã nông nghiệp).[8]
Từ đó dẫn đến tồn tại một số bất cập, cả về quy chế thành viên theo pháp luật
hiện hành.
2.
Những bất
cập của quy chế thành viên HTX hiện hành
2.1. Về tỷ lệ tiền lương của HTX chi trả cho người
lao động trong HTX
Vấn đề này được quy định tại điểm c, khoản 2, điều
5 của Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau: “Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc
làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng
lao động không thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xã chi
trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời
hạn”.
Như
vậy, chúng ta có thể hiểu, tiền lương trả cho người lao động là thành viên hợp
tác xã phải bằng và lớn hơn 70% và cho người lao động không phải là thành viên
bằng hoặc nhỏ hơn 30% tổng quỹ tiền lương của hợp tác xã. Tuy nhiên Luật Hợp
tác xã và Nghị định 193 đều không quy định thế nào là loại hình hợp tác xã tạo
việc làm. Đã có nhiều cách lý giải đối với loại hình hợp tác xã tạo việc làm,
ví dụ như loại hình hợp tác xã dịch vụ mai táng, hợp tác xã giao thông vận tải…
là hợp tác xã tạo việc làm. Tuy nhiên chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, mà
ngay cả khi hai loại hợp tác xã nêu trên thuộc loại hình hợp tác xã tạo việc
làm thì đây cũng vẫn là quy định trói buộc hợp tác xã. Chúng ta có thể hiểu rằng,
quy định của hai vấn đề nêu trên để buộc các hợp tác xã phải kết nạp nhiều
thành viên, mang lại lợi ích cho nhiều thành viên của hợp tác xã ... nhưng
trong thực tế ở các địa phương, có hợp tác xã hoạt động mạnh đã là điều rất tốt,
còn việc phát triển nhiều thành viên sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như trình độ
quản lý, ý thức cộng đồng trách nhiệm của thành viên. Quy định này vì thế rất
mang tính hình thức, rất khó để các hợp tác xã áp dụng vào thực tế. Do đó chỉ nên
quy định hợp tác xã tạo việc làm được thuê lao động không phải là thành viên
khi đã tạo việc làm cho đủ số thành viên của HTX.[9]
2.2.
Về tỷ lệ
góp vốn của các thành viên HTX
Về
quy định tại Điều 17 của Luật HTX 2012 quy định về tỷ lệ góp vốn của thành viên
HTX, chúng ta hiểu rằng đó là để đề cao bản chất của hợp tác xã và phân biệt hợp
tác xã với công ty cổ phần. Nhưng trong điều kiện tình hình kinh tế tập thể nói
chung và hợp tác xã nói riêng còn nhiều hạn chế thì đây là một quy định trói buộc
rất chặt các hợp tác xã, áp dụng đúng Luật thì rất dễ giải thể hoặc chuyển đổi
mô hình thành công ty cổ phần, không áp dụng đúng Luật thì vi phạm pháp luật.
Trong thực tế, có nhiều hợp tác xã với hàng trăm thành viên, trong đó có trên
50% là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Khi áp dụng quy định này, đã có
tình trạng xảy ra các thành viên chủ chốt rút vốn hàng chục tỷ đồng ra khỏi hợp
tác xã để đầu tư lĩnh vực khác. Vô hình chung quy định này đang gây rất nhiều
khó khăn cho tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và các thành viên còn lại. Muốn
duy trì và tăng vốn hoạt động, trong khi những thành viên có hoàn cảnh khó khăn
không thể góp vốn thì hợp tác xã sẽ vi phạm pháp luật, muốn thực hiện đúng luật
thì chỉ còn cách rút vốn hoạt động để bảo đảm tỷ lệ đúng theo quy định và như vậy
tiềm lực của hợp tác xã đã yếu còn yếu hơn.[10]
Do
vậy, cần có quy định khác về tỷ lệ vốn góp của các thành viên HTX để đảm bảo lợi
ích cho chính các HTX và thành viên của mình.
2.3.
Về các
quy định pháp lý dành cho thành viên HTX
Một
trong số các nguyên tắc mà Điều 7 Luật HTX 2012 đưa ra đó là “Hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên”, theo đó thì thành viên cốt lõi, là đối
tác, là khách hàng, là thị trường của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Không
có thành viên sẽ không tồn tại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đối với hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã việc phát triển thành viên là tăng cường nguồn lực,
tăng cường thị trường, sự dụng dịch vụ, sản phẩm. Đây là nền tảng để hợp tác xã
phát triển bền vững trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.[11]
Tuy nhiên, bất cập ở đây là
các cơ sở pháp lý quy định cụ thể về hoạt động của thành viên HTX vẫn còn rất
ít, chỉ nằm ở một số điều khoản trong Luật Hợp tác xã 2012 cũng như Nghị định
193/2013. Thực tế cũng cho thấy hiệu qyar hoạt động của thành viên HTX chưa
cao, vẫn còn nhiều khúc mắc. Do đó, cần có những quy định, những văn bản rõ hơn
về vấn đề quan trọng này.
[8] Theo
Báo cáo Sơ kết 03 năm thực hiện Luật HTX
và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông
nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 14/4/2016.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét